Trong phẫu thuật thẩm mỹ, bên cạnh yếu tố làm đẹp, thì việc đảm bảo an toàn luôn là cần thiết. Thế nhưng đề phòng các biến chứng xảy ra luôn là việc cần làm ngay trước khi bạn chuẩn bị lên “bàn mổ”. Có 3 điều chúng ta cần lưu ý về các biến chứng khi nâng mũi: Các biến chứng thường gặp, nguyên nhân và những điều cần làm để giảm thiểu tối đa các biến chứng.

ĐẦU TIÊN LÀ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG

1. Mũi bị xê dịch

Đầu tiên là mũi sau khi nâng bị xê dịch dễ dàng. Biểu hiệu là chất liệu nâng mũi bị lệch, dịch chuyển, dùng hai ngón tay lắc phần đầu mũi qua lại thì phần sụn mũi ở giữa hai cung mày cũng di chuyển không được giữ cố định.

2. Sụn mũi bị tụt hoặc chất liệu nâng mũi bị trẹo

Sụn mũi bị tụt xuống dưới khiến trái mũi (chóp mũi) ngày càng thòng dài xuống, thậm chí gây thủng đầu mũi.

3. Phần mũi sau khi làm không cân xứng với khuôn mặt

Có nhiều kết quả thẩm mỹ nâng mũi khiến mũi không cân xứng. Trong đó có 2 trường hợp phổ biến nhất. Đó là trường hợp sóng mũi quá to thô (lộ sóng) hoặc ngược lại, quá nhỏ nên trông không cân xứng với phần đầu và cánh mũi cũng như so với toàn bộ khuôn mặt.

4. Sống mũi so với trán quá cao

Trường hợp sóng mũi nâng quá cao tạo điểm gồ so với trán, làm hai mắt thêm trũng sâu, nét mặt trông già và dữ hơn hoặc ngược lại mũi sau khi nâng vẫn còn thấp và trũng so với trán.

5. Bóng đỏ chóp mũi

Trường hợp cả phần da trên sóng mũi và chóp đầu mũi đều bị ửng đỏ, căng bóng, có thể do da quá mỏng, nặng quá có thể khiến sụn mũi đâm thủng qua da, mất thẩm mỹ nghiêm trọng và khó có thể sửa lại.

6. Cánh mũi lệch

Trường hợp sau phẫu thuật nâng mũi, một bên cánh mũi bị xẹp hẳn so với bên kia, do phần sụn cánh mũi đã bị tổn thương trong quá trình bóc tách để đưa sụn mũi vào.

7. Nhiễm trùng/dị ứng

Nếu quá trình phẫu thuật không đảm bảo vô trùng hoặc do vật liệu cấy vào mũi không đủ vệ sinh, mũi sẽ dễ bị nhiễm trùng hay dị ứng, thải ghép với sụn nhân tạo sau phẫu thuật.

NGUYÊN NHÂN BIẾN CHỨNG SAU NÂNG MŨI

Có rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách hàng để dẫn tới một ca phẫu thuật nâng mũi gặp vấn đề. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến mà bạn cần lưu ý:

Tay nghề bác sĩ: bác sĩ ngành phẫu thuật thẩm mỹ cần có kinh nghiệm ít nhất 10 năm. Hiện nay có khá nhiều trường hợp các bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có giấy phép đã tham gia thực hiên phẫu thuật gây nguy hiểm cho khách hàng. Trong phẫu thuật, ngoài bác sĩ phẫu thuật cần có ít nhất 1 bác sĩ gây mê có kinh nghiệm mới đảm bảo sự an toàn

Không gian thực hiện nâng mũi: Nâng mũi không chỉ đơn giản là thủ thuật làm đẹp, nó tương đương với 1 ca phẫu thuật thông thường. Để thực hiện nâng mũi, không gian phòng mổ cần phải đảm bảo đạt được các tiêu chí vệ sinh nhất định như vô trùng, đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết.

Chăm sóc sau phẫu thuật: Đây là công đoạn cần sự hợp tác ăn ý giữa điều dưỡng và người tham gia phẫu thuật. Điều dưỡng viên tuy không trực tiếp thực hiện phẫu thuật, nhưng lại là người tiếp xúc nhiều nhất với người nâng mũi. Trong giai đoạn đầu, họ tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn cả người thân trong gia đình. Do đó, không chỉ là kỹ thuật chăm sóc, những điều dưỡng viên này cần biết cách tạo sự thoải mái nhất cho khách hàng, khiến họ yên tâm nghỉ dưỡng.
Người tham gia phẫu thuật cũng phải có sự chuẩn bị kỹ càng, kèm theo sự cẩn thận chăm sóc, bảo vệ vùng mũi. Giai đoạn đầu rất quan trọng để mũi được định hình và đảm bảo vệ sinh tránh gây ra biến chứng không mong muốn.
Bạn có thể đọc thêm bài viết những điều nên và không nên làm để hạn chế biến chứng sau khi nâng mũi, hoặc để hiểu rõ hơn về nâng mũi và các vấn đề liên quan, hãy đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp các thắc mắc hoàn toàn Miễn Phí cùng các bác sĩ tại Viện Thẩm mỹ SIAM Thailand.
[siam-contact]

Bài viết liên quan:

Chăm sóc sau nâng mũi thế nào là đúng?
Tại sao mũi lệch sau khi nâng mũi?

* Ghi chú: Các dịch vụ đại phẫu được thực hiện tại bệnh viện đa khoa Hà Thành, Hà Nội.